Quay lại

Xúc tiến thương mại sẽ là “mồi lửa” cho xuất khẩu

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn hơn, lạm phát toàn cầu ở mức cao, lãi suất và sự giảm giá tiền tệ ở nhiều quốc gia gia tăng…, Cục Xúc tiến thương mại cùng với hệ thống các cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Bộ Công Thương và doanh nghiệp giao phó.  

CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VẪN CÒN NHIỀU HẠN CHẾ
Trong năm 2022 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại đã trực tiếp tổ chức và phối hợp với các địa phương tổ chức hàng trăm các chương trình giao thương, hội nghị trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, dệt may, da giầy, logistics... tại các thị trường xuất khẩu chủ lực và tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EVFTA, CPTPP, Nam Á, châu Phi,...

Đặc biệt, trên 60 phiên tư vấn xuất khẩu theo hình thức trực tuyến được tổ chức nhằm cung cấp thông tin liên quan đến các cam kết quốc tế về các sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu với các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng (lúa gạo, chè, thanh long, hạt điều, thủy sản, đồ gỗ, sản phẩm công nghiệp…) của các nước, thị trường trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Thụy Sĩ, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ…).

Tuy nhiên, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cũng nhận định, công tác xúc tiến thương mại năm 2022 vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đó là nguồn lực hạn hẹp, cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại chưa được điều chỉnh kịp thời.

Sản phẩm nông sản củaViệt Nam được giới thiệu tại hội chợ Hàn Quốc.

Sản phẩm nông sản củaViệt Nam được giới thiệu tại hội chợ Hàn Quốc.

Cùng với đó, mô hình tổ chức về cơ quan xúc tiến thương mại ở các địa phương chưa thống nhất gây khó khăn cho các cơ quan xúc tiến thương mại ở cả Trung ương đến địa phương gây khó khăn trong thống nhất triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Nhiều tổ chức xúc tiến thương mại chưa thực sự chủ động đầu tư nghiên cứu, đổi mới trong việc triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, chưa chủ động nâng cao năng lực xúc tiến thương mại trong tổ chức do đó hoạt động xúc tiến thương mại vẫn triển khai theo lối mòn.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phú cho rằng nhiều doanh nghiệp còn chưa chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách, nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, phối hợp với các tổ chứcxúc tiến thương mại xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai hoạt độngxúc tiến thương mại để đón đầu cơ hội từ thị trường, đặc biệt là các thị trường có FTA.

Còn thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp có ngoại ngữ, có kỹ năng đàm phán xúc tiến thương mại, có khả năng nắm bắt tiêu dùng hiện đại, biết cập nhật công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt độngxúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức đầu tư phát triển sản phẩm, chú trọng công tác nâng cao và kiểm soát chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các qui định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các hàng rào kỹ thuật phi thuế quan.

MỞ RỘNG XÚC TIẾN CẢ CHẤT VÀ LƯỢNG
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng, khả năng suy thoái trong ngắn hạn và các vấn đề về xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…

“Bối cảnh này đặt ra cho Cục Xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến thương mại Bộ, ngành, địa phương cũng như các đơn vị liên quan, nhiệm vụ trọng trách trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2023”, ông Hải nhận định.

Năm 2023, Cục sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu ở các cấp độ từ quốc gia đến ngành hàng, sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối giao thương, thâm nhập thị trường xuất nhập khẩu như tổ chức hoạt động kết nối giao thương trực tuyến với các thị trường xuất khẩu…

Bước sang năm 2023, bà Xuân cho rằng việc xuất khẩu sẽ cực kỳ khó khăn trong nửa đầu năm, nhất là với các thị trường lớn như Mỹ, EU- chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Do đó, ngành da giày mong muốn Đảng, Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ ngành triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tạo điểm nhấn ngành da giày Việt Nam là điểm đến của các nhà mua trên toàn cầu.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Hiệp hội rau quả Việt Nam thừa nhận, trong xuất khẩu rau quả nói riêng, xuất khẩu hàng hoá nói chung, xúc tiến thương mại rất quan trọng. Xúc tiến thương mại giống như “mồi lửa”, muốn đốt đống lửa lớn phải có mồi to.

Nguồn: TBKTVN