Quay lại

Nhiều yếu tố trợ lực hút FDI

Trong báo cáo được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, họ kỳ vọng nguồn vốn FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng tương đương mức 4% so với cùng kỳ trong quý cuối năm 2023 và được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố. 

Đầu tiên là mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ. Theo KIS, đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam (CSP), được ký kết vào tháng 9/2023, kỳ vọng sẽ thúc đẩy FDI trong tương lai, đặc biệt là trong ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này là do CSP bao gồm nhiều sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác trong các công nghệ quan trọng và mới nổi, với một sự tập trung cụ thể vào bán dẫn.

Singapore là quốc gia dẫn đầu trong việc
Singapore là quốc gia dẫn đầu trong việc "rót vốn" vào Việt Nam.

Do đó, KIS dự đoán sự tăng cường tiếp tục của FDI đăng ký vào tháng 10, do sự khởi đầu của nhà máy bán dẫn tiên tiến của Amkor Technology tại Bắc Ninh, đại diện cho một khoản đầu tư đáng kể là 1,6 tỉ USD. Cần lưu ý rằng, cơ sở này đúng là cơ sở lớn và tiên tiến nhất của Amkor trên phạm vi toàn cầu. 

Thứ 2 là việc đầu tư hạ tầng. Cụ thể, đầu tư công cho phát triển hạ tầng, cùng với Kế hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia VIII vừa được phê duyệt, và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, sẽ là những lực đẩy quan trọng để thu hút FDI trong dài hạn. 

Ngành sản xuất là ngành thu hút FDI nhiều nhất.
Ngành sản xuất là ngành thu hút FDI nhiều nhất.

Thứ 3, lợi thế chi phí lao động rẻ, được ví như một thỏi nam châm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài so với các đối thủ.

Thứ 4, điểm thu hút FDI vào Việt Nam đến từ vị trí chiến lược. “Việt Nam có một vị trí chiến lược tại Đông Nam Á, mang lại cho Việt Nam quyền truy cập vào các tuyến đường chuyển phát chính trên Biển Đông và Ấn Độ Dương, cũng như vào các thị trường lớn của Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc”, KIS đánh giá. 

 

Cuối cùng, các hiệp định thương mại tự do cũng là một điểm sáng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Theo KIS, với khoảng 19 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đây là cơ hội tốt để kết nối Việt Nam với thị trường thế giới. Hơn nữa, các cơ quan, luật pháp và tính minh bạch tại Việt Nam đã từng bước được cải thiện liên quan đến quá trình hội nhập, không chỉ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động dài hạn, mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. “Ngành chế biến và sản xuất sẽ tiếp tục là lĩnh vực thu hút vốn FDI hàng đầu. Yếu tố chính khiến lĩnh vực này hấp dẫn đối với FDI là vị thế thuận lợi của Việt Nam về nguồn nhân lực, ổn định chính trị và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”, KIS đánh giá. 

Nguồn: Nhipcaudautu