Quay lại

Cá nhân hóa và công nghệ thanh toán thúc đẩy thời trang bền vững như thế nào?

Dữ liệu hiện gần như là tất cả đối với một thương hiệu thời trang. Hầu hết các nhà bán lẻ trong ngành hiện đều thu thập dữ liệu về khách hàng của mình để cá nhân hóa phương thức tiếp thị hoặc tiến xa hơn nữa với những trải nghiệm khách hàng thú vị.

Theo Vogue Business, năm 2023 đã chứng kiến các thương hiệu thử nghiệm chatbot AI để đưa ra các đề xuất sản phẩm siêu cụ thể; triển khai công nghệ tạo kiểu 3D; tích hợp blockchain vào tài khoản khách hàng thân thiết; và đầu tư vào công nghệ để giúp khách hàng chọn quần áo đúng kích cỡ và hợp màu da...

Tất cả điều này đã xảy ra khi ngành thời trang tăng cường tập trung vào tính bền vững, điều mà nhiều người mua hàng hiện mong đợi các thương hiệu sẽ mặc định là ưu tiên hàng đầu. Theo Chỉ số Kinh doanh Vogue mới nhất, phần lớn người tiêu dùng xa xỉ trên toàn thế giới kiểm tra thông tin bền vững của các thương hiệu trước khi họ mua sắm. Điều đó đặc biệt đúng với những người mua sắm trẻ tuổi, khi 65% người là dưới 35 tuổi.

“Thương mại có đạo đức ngày càng trở nên quan trọng. Khi ai đó mua một thứ gì đó, họ muốn biết câu chuyện nguồn gốc là gì - nó có đến từ đúng nguồn không? Mọi người trong quá trình thực hiện có nhận được phần chia công bằng về giá trị được tạo ra không?” Adit Gadgil, đồng giám đốc toàn cầu về thương mại điện tử và công nghệ, truyền thông và viễn thông tại J.P. Morgan Payments cho biết.

Thuật toán của AI có thể phân tích dữ liệu của người tiêu dùng và giúp đề xuất các sản phẩm có khả năng thu hút họ. 

Thuật toán của AI có thể phân tích dữ liệu của người tiêu dùng và giúp đề xuất các sản phẩm có khả năng thu hút họ. 

Với sự trợ giúp AI, các nhà tạo mẫu có thể tạo ra các thiết kế mới lạ và hiệu quả hơn. Các thuật toán sẽ phân tích một lượng lớn dữ liệu từ các trang mạng xã hội, blog thời trang và thói quen mua hàng của người tiêu dùng để xác định các xu hướng mới nổi ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

 Bên cạnh đó, AI cũng có thể tạo ra các ý tưởng thiết kế dựa trên các dữ liệu đầu vào cụ thể, chẳng hạn như màu sắc, vải và kiểu dáng, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức của nhà thiết kế đồng thời cho phép họ tập trung vào việc chỉnh sửa thiết kế thay vì bắt tay làm từ đầu.

Thuật toán của AI có thể phân tích dữ liệu của người tiêu dùng (lịch sử mua hàng và hoạt động trên mạng xã hội) hiểu được sở thích của người tiêu dùng và giúp đề xuất các sản phẩm có khả năng thu hút họ. Bằng cách phân tích dữ liệu về vật liệu, quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng, thuật toán AI có thể xác định các lĩnh vực có thể cải thiện tính bền vững, chẳng hạn như vật liệu thân thiện với môi trường hơn hoặc quy trình sản xuất ít lãng phí hơn. AI cũng có thể tạo ra các thiết kế được cá nhân hóa ví dụ như số đo cơ thể và sở thích phong cách, cho phép người tiêu dùng tạo ra các sản phẩm tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân…

Tuy nhiên, trong khi một số nhà bán lẻ đang thể hiện những nỗ lực rõ ràng hướng tới các hoạt động bền vững, thì những nhà bán lẻ khác cần xem xét tăng cường nỗ lực của họ về tính bền vững bằng cách tận dụng tối đa sự phát triển nhanh chóng trong quá trình cá nhân hóa và các giải pháp thanh toán phù hợp.

Họ cần đảm bảo hành trình của khách hàng diễn ra suôn sẻ và quy trình thanh toán đơn giản. Ví dụ: dịch vụ cho thuê quần áo có thể hoạt động dựa trên gói thanh toán thay đổi hàng tháng tùy theo mức độ sử dụng. Hay: người tiêu dùng gửi hàng hóa yêu thích lên nền tảng sẽ được thưởng bằng số tiền được chuyển trực tiếp vào ví kỹ thuật số của họ….

Thương mại có đạo đức ngày càng trở nên quan trọng. Khi ai đó mua một thứ gì đó, họ muốn biết câu chuyện nguồn gốc là gì.

Thương mại có đạo đức ngày càng trở nên quan trọng. Khi ai đó mua một thứ gì đó, họ muốn biết câu chuyện nguồn gốc là gì.

Gen Z là động lực thúc đẩy ngành thời trang suy nghĩ nhiều hơn về tính bền vững của các sản phẩm. Thương hiệu đồ thể thao Puma thậm chí còn đi xa hơn khi mời các đại diện ở mọi lứa tuổi (thường được cho là những người sinh từ năm 1995 đến 2012) dành một năm để xem xét chuỗi cung ứng và chiến lược bền vững của mình. Trong khi Gen Z là thế hệ nổi bật với cam kết về khí hậu, thì nhóm này cũng rất nhạy cảm về giá và thích chạy theo các xu hướng thời trang. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng trẻ tuổi sẽ trả giá cao hơn cho sự bền vững, nhưng có một giới hạn rõ ràng về số tiền họ sẵn sàng chi thêm.

Một giải pháp thanh toán đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây và có thể giúp giải quyết vấn đề này: mua ngay, trả sau. Chỉ số kinh doanh mới nhất của Vogue cho thấy hầu hết các thương hiệu thời trang xa xỉ hiện nay đều cung cấp tùy chọn thanh toán này. Nó có thể là một lựa chọn hấp dẫn đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi đang gặp khó khăn bởi mức giá ban đầu cao của các mặt hàng thân thiện với môi trường, cho phép họ chia khoản thanh toán thành nhiều đợt nhỏ hơn. Các chuyên gia cho biết điều này đặc biệt phù hợp với điều kiện kinh tế dự kiến vào năm 2024 và niềm tin của người tiêu dùng liên tục thấp hơn mức trung bình.

Nền tảng thanh toán Alipay của Trung Quốc thì có một cách khác để chứng minh các khoản thanh toán có giá trị bền vững thông qua chiến dịch Ant Forest. Người dùng được mời đăng nhập xem họ có thực hiện các lựa chọn lối sống thân thiện với môi trường trong chi tiêu hàng ngày của mình hay không, chẳng hạn như sử dụng phương tiện công cộng để đi làm hoặc từ chối đồ dùng dùng một lần khi đặt đồ ăn trực tuyến...

Một giải pháp thanh toán giúp kích thích người tiêu dùng lựa chọn thời trang bền vững là mua ngay, trả sau.

Một giải pháp thanh toán giúp kích thích người tiêu dùng lựa chọn thời trang bền vững là mua ngay, trả sau.

Mỗi hành động được thực hiện đều giúp người dùng trồng một “cây kỹ thuật số”, khi phát triển hoàn chỉnh sẽ dẫn đến việc trồng một cây thật hoặc các bước bảo tồn thay thế được công ty thực hiện. Ant Forest và các đối tác phi chính phủ của họ đã trồng khoảng 122 triệu cây xanh ở Trung Quốc thông qua chiến dịch và đã giành được giải thưởng Nhà vô địch Trái đất của Liên Hợp Quốc vào năm 2019.

Ví kỹ thuật số như Alipay cũng mang lại lợi ích bổ sung là khuyến khích thanh toán không cần giấy tờ, giảm sử dụng nhựa và tạo ra đường dẫn dữ liệu có thể giúp các thương hiệu hiểu người tiêu dùng của họ sâu sắc hơn. Giống như Alipay, những chiếc ví này có thể được sử dụng để đánh giá hành vi mua hàng bền vững mà người tiêu dùng sẵn sàng và thậm chí tặng thưởng cho những người chọn thuê, bán lại hoặc sửa chữa trang phục.

Bên cạnh sự thay đổi từ phía các công ty thời trang, chính phủ của một số quốc gia đang lên kế hoạch cho cuộc cách mạng thời trang vì môi trường. Năm 2023, mọi mặt hàng quần áo được bán ở Pháp sẽ bị yêu cầu gắn kèm các nhãn mác ghi chi tiết tác động môi trường của sản phẩm. Vì vậy, các thương hiệu cần chuẩn bị để làm cho sản phẩm của họ có thể truy xuất nguồn gốc và tổ chức thu thập dữ liệu tự động. Kế hoạch này dự kiến sẽ được áp dụng cho phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2026.

Nguồn: TBKTVN