Quay lại

Mười hai bước để xuất khẩu thành công

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 09-08-2020)

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định đúng thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khách hàng, kênh phân phối và cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm của bạn.

1. Tiềm năng xuất khẩu

Để thành công, trước tiên bạn phải quyết định xem doanh nghiệp xuất khẩu có phù hợp với bạn không? Hãy hỏi xem công ty của bạn, ban quản lý cũng như chủ sở hữu của công ty có cam kết muốn xuất khẩu hay không và liệu công ty của bạn có sẵn sàng cho các sản phẩm/dịch vụ xuất khẩu không?

2. Sẵn sàng xuất khẩu

Hãy kiểm tra lại nguồn lực của công ty bạn. Bạn có nguồn tài chính, nhân viên chuyên xuất khẩu, tài liệu bán hàng phù hợp, danh thiếp, bảng giá, trang web và đăng ký sở hữu trí tuệ (IP) chưa? Bạn đã đăng ký với Cơ quan Xúc tiến Thương mại của nước bạn để nhận được thông tin về cơ hội thị trường, sự kiện xúc tiến xuất khẩu, các hội thảo để nâng cao kiến thức xuất khẩu hay chưa? Hãy sử dụng các công cụ kinh doanh như Phân tích SWOT, Phân tích PEST, Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

3. Lựa chọn sản phẩm và thị trường mục tiêu

Hãy hiểu các quy tắc thị trường trong kinh doanh, đặc biệt là về các vấn đề như thuế quan và giấy tờ. Bạn cũng nên đi khảo sát thị trường mục tiêu và/hoặc đến thăm các nhà phân phối/người đại diện tiềm năng của bạn. Từ đó, bạn sẽ có lợi thế trong việc tìm hiểu cơ hội thị trường thông qua cuộc hẹn với các khách hàng tiềm năng.

4. Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Hãy xác định sản phẩm, thị trường mục tiêu của bạn và thu thập dữ liệu để lập kế hoạch xuất khẩu. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định đúng thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khách hàng, kênh phân phối và cách tốt nhất để quảng bá sản phẩm của bạn. Đừng quên ghé ngang qua Trung tâm thông tin doanh nghiệp của các Cơ quan Xúc tiến Thương mại của nước bạn, nơi cung cấp các tài liệu toàn diện (gồm cả cơ sở dữ liệu trực tuyến) để giúp bạn trong việc nghiên cứu.

5. Kế hoạch xuất khẩu

Lập kế hoạch là cần thiết cho bất kỳ tổ chức nào. Trước khi bắt tay vào một kế hoạch tiếp thị toàn diện, điều quan trọng đối với các công ty là lập một kế hoạch kinh doanh xuất khẩu vì nó sẽ giúp cho việc thực hiện đơn xin cho vay dễ hơn, giúp vạch ra chi tiết về định hướng kinh doanh, đưa ra mô tả các điểm mạnh của công ty, và quan trọng hơn là giúp thiết lập nên giá trị cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nếu không có kế hoạch phù hợp, khả năng là các công ty sẽ gặp thất bại lớn.

6. Bán hàng và tiếp thị

Bán hàng và tiếp thị sẽ khiến cho khách hàng của bạn nhận biết về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thông qua bán hàng và tiếp thị, mọi người sẽ biết công ty của bạn cung cấp những gì. Nhiều người chọn cách mở rộng hoạt động tiếp thị của họ, bởi vì thông qua “chiến thuật tiếp thị liên tục”, họ sẽ tìm được lợi ích của khách hàng qua các chương trình ưu đãi đặc biệt, dịp khuyến mãi, sản phẩm và/hoặc dịch vụ mới. Chiêu thức tiếp thị hiệu quả chắc chắn sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với đối thủ khác.

7. Lựa chọn kênh phân phối và chiến lược thâm nhập thị trường

Đây cũng là một phần không thể thiếu trong xuất khẩu, vì các kênh phân phối là các liên kết cần thiết để đảm bảo hàng hóa của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng – thông qua xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu gián tiếp. Một số công ty có thể cũng lấy lý do tương tự để tham gia kinh doanh xuất khẩu, mặc dù chiến lược thâm nhập thị trường và cách thức thực hiện có thể sẽ khác biệt đôi chút.

8. Giá xuất khẩu

Các công ty phải xác định cơ chế định giá xuất khẩu phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Vì định giá sẽ tạo ra doanh thu cho công ty, điều quan trọng là bạn hãy học cách chọn chiến lược giá một cách hiệu quả để biên lợi nhuận được tối đa hóa, tài nguyên được tối ưu hóa và khối lượng bán hàng được khuếch đại.

9. Chính thức hóa hợp đồng phân phối

Chính thức hóa hợp đồng phân phối giữa nhà xuất khẩu và nhà phân phối quốc gia (người mua/nhà nhập khẩu/đại lý ở nước ngoài) là rất quan trọng vì điều này tránh mọi hiểu lầm trong tương lai. Hợp đồng phân phối sẽ phân biệt rạch ròi nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi bên.

10. Chốt đơn hàng xuất khẩu

Đây là yếu tố quan trọng cho bất kỳ công ty nào muốn duy trì lòng trung thành của khách hàng và giữ cho ấn tượng về doanh nghiệp được dài lâu. Một chu kỳ đặt hàng thông thường sẽ được kết thúc bằng việc chốt các đơn đặt hàng và tái đặt hàng từ phía khách (trong hầu hết các trường hợp). Vì sự tồn tại của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào doanh số, điều quan trọng là phải đàm phán và theo đuỗi với khách hàng của bạn để có được đơn hàng.

11. Giao dịch xuất khẩu và chứng từ

Bạn nên có kiến thức về các tài liệu xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tùy thuộc vào một số ngành và/hoặc các thị trường quốc tế mà các tài liệu đó sẽ khác nhau. Việc hoàn thành một tài liệu xuất khẩu đúng đắn và chính xác rất quan trọng vì nó tránh được sự chậm trễ trong xử lý hàng hóa và thông quan. Bất kỳ sự chậm trễ trong lô hàng nào cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng và thông tin kinh doanh của bạn.

12. Vấn đề tiền bạc

Hiểu rõ các phương thức thanh toán khác nhau là điều cần thiết để đảm bảo cho việc bạn chọn các điều khoản thanh toán phù hợp nhất cho các giao dịch kinh doanh của mình và nhận được thanh toán từ chúng. Đây là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu vì bạn sẽ cần tiền mặt để mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sản xuất và giao hàng cho khách hàng của bạn. Bạn cũng sẽ cần có một sự hiểu biết tốt về biến động tỷ giá hối đoái vì sự biến động này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá cả.