Các chiến lược về định giá xuất khẩu
Chiến lược định giá có thể được định nghĩa là chiến lược được các nhà xuất khẩu chấp nhận đối với việc định giá hàng hoá trong khi tiếp thị chúng cho người tiêu dùng cuối cùng. Một nhà xuất khẩu có thể tính một mức giá thống nhất ở các thị trường khác nhau trên thế giới hoặc có thể thực hiện việc phân biệt giá cả trong các tình huống khác nhau tại các thị trường khác nhau. Các chiến lược định giá khác nhau được sử dụng trên thị trường quốc tế là:
Chiến lược giá hớt ván: Một chiến lược định giá mà trong đó nhà xuất khẩu phải đưa ra một mức giá rất cao để thu hồi chi phí phát sinh từ chi phí quảng cáo cao, nghiên cứu và phát triển ... Sau khi khai thác thị trường, nhà xuất khẩu có thể dần dần giảm giá để tăng thị phần của mình.
Chiến lược định giá thâm nhập thị trường: Một chiến lược giá mà trong đó một nhà xuất khẩu tính một mức giá rất thấp để giữ thị trường và loại đi các đối thủ cạnh tranh được gọi là chiến lược định giá thâm nhập. Đôi khi, chiến lược như vậy được gọi là bán phá giá. Chiến lược này phù hợp với các mặt hàng tiêu dùng.
Chiến lược định giá chuyển giao nội bộ: là mức giá tính theo từng đơn vị đối với hàng hoá hoặc dịch vụ cung cấp cho nhau trong các công ty đa ngành, nhiều văn phòng hoặc đa quốc gia. Do đó, lợi nhuận của công ty con này được chuyển sang công ty con khác hoặc công ty mẹ. Định giá chuyển giao chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chênh lệch thuế và thuế suất, hạn chế ngoại hối và hạn chế nhập khẩu. Ví dụ, nếu thuế thu nhập công ty ở Đài Loan là 20% và Malaysia là 40%, thì chi nhánh ở Đài Loan của một công ty có thể tăng giá chuyển giao hàng hóa và dịch vụ cho chi nhánh ở Malaysia. Nếu khoản nâng giá là 100.000 đô-la, thì lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000 đô-la và thuế nộp cho chính phủ nước này tăng thêm 20.000 đô-la. Đồng thời, lợi nhuận báo cáo ở Malaysia bị giảm đi 100.000 đô-la, và số thuế phải đóng ở đây giảm 40.000 đô-la. Tóm lại, công ty tiết kiệm được 20.000 đô-la tiền thuế.
Định giá bằng chi phí biên: Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm cần thiết để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. Theo đó, một nhà xuất khẩu chỉ lưu ý đến các chi phí khác hoặc chi phí trực tiếp trong khi mức giá trên thị trường quốc tế và chi phí cố định hoàn toàn được tính từ mức giá thị trường nội địa. Ví dụ: nếu một mặt hàng có chi phí cận biên là 1 USD và giá bán bình thường là 2 USD, công ty bán mặt hàng này có thể hạ giá xuống còn 1,10 USD nếu nhu cầu giảm. Công ty sẽ chọn cách tiếp cận này vì lợi nhuận gia tăng của 0,10 USD từ giao dịch tốt hơn so với không bán được hàng.
Định giá theo thị trường: Đây là một phương pháp rất linh hoạt trong việc đưa ra mức giá vì xem xét đến các điều kiện thị trường thay đổi. Mức giá có thể cao hơn khi điều kiện cầu thuận lợi và ngược lại. Đây là phương pháp định giá rất linh hoạt và thực tế.
Định giá theo đối thủ cạnh tranh: Theo phương pháp này, chiến lược giá của các đối thủ cạnh tranh được xem xét trong khi đưa ra quyết định định giá. Công ty dẫn đầu về giá là công ty mà tạo ra xu thế giá cả trên thị trường. Tuy nhiên, nếu chính sách giá của đối thủ cạnh tranh bị lỗi, những công ty theo dõi cũng sẽ bị định giá sai.